Tất cả chúng ta đều biết rằng một kích cỡ quần áo thì không thể vừa vặn cho tất cả mọi người, trong các gia đình cũng vậy, có một sự thật là những đứa trẻ trưởng thành dưới cùng một mái nhà, trong cùng hoàn cảnh, cũng có thể có những tính cách hoàn toàn khác nhau. Và trong kinh doanh, mỗi khách hàng đều là một cá thể riêng biệt, vì vậy, chúng ta phát triển hệ thống CRM để nỗ lực phân loại khách hàng vào các nhóm khác nhau, dựa trên những đặc tính riêng của họ. Thật là tốt khi chúng ta nhận ra những sự thật này, nhưng vậy thì đó là những điều gì? Chúng ta có thể làm gì với những kiến thức này và chúng ta có thể thấy bất cứ sự ứng dụng nào trong những giải pháp của chúng ta đối với mọi người xung quanh?
Có cách nào để có thể hiểu nhau thật nhanh chóng không? Làm thế nào chúng ta có thể ứng dụng tốt hơn “Quy tắc bạch kim” (một công cụ trong khóa học của Dale Carnegie dành cho Lãnh đạo/Quản lí) – cư xử với những người khác theo cách mà họ mong muốn? Có một cách vượt trội để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc giữa người với  người và nó bắt đầu với việc trả lời một số câu hỏi cơ bản.
Hãy xem 4 câu trả lời sau đây của 4 màu sắc, và hãy xem màu sắc nào trong bốn màu sắc tính cách này là của bạn?
  • Màu đỏ: “Thời gian là vàng bạc”, “Không bào chữa, biện hộ, chịu trách nhiệm với điều đó”.
  • Màu xanh da trời: “Cho tôi một cái nhìn tổng thể”, “Hãy làm điều đó – điều mà chúng ta không thể tin được”.
  • Màu xanh lá: “Hãy nhâm nhi một tách trà và tìm hiểu nhau”, “Gia đình bạn như thế nào?”, “Mọi người cảm thấy như thế nào về điều này?”.
  • Màu đen: “Bằng chứng độc lập ở đâu?”, “Tôi muốn thấy những con số hợp lý”, “Ngoài bạn ra, có ai đã nói thế?”.
Trên thực tế ở những thời điểm khác nhau, chúng ta sở hữu tất cả những màu sắc hay còn gọi là những khuynh hướng tính cách này, nhưng nói chung, chúng ta sẽ có một khuynh hướng được ưu tiên hơn, điều này được đề cập như là phương pháp tiếp cận “Một kích cỡ vừa cho tất cả mọi người”. Chúng ta cũng biết trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, phương pháp “Một kích cỡ vừa cho tất cả mọi người” nhìn chung không phải là điều chúng ta muốn hướng đến, nhưng đối với một trong những lĩnh vực quan trọng nhất trong kinh doanh – sự tương tác của chúng ta với những người khác – là nhiệm vụ mặc định thông thường của chúng ta. Ồ, điều này nghe thật tệ!
Như một hậu quả, chúng ta sẽ bị vuột mất rất nhiều cơ hội. Khuynh hướng tính cách được ưu tiên hơn của chúng ta làm việc khá tốt với một phần tư dân số, những người có khuynh hướng giống chúng ta, điều đó có nghĩa là, phần lớn những người đó thích chúng ta, và phần còn lại,  chúng ta có thể phải đấu tranh với khoảng 3/4 khách hàng và đồng nghiệp còn lại trên thế giới, những người có khuynh hướng khác, hay đôi khi là trái ngược hoàn toàn với chúng ta.
Chúng ta không cần phải đấu tranh như thế, chúng ta hoàn toàn có thể hòa nhập với tất cả các khuynh hướng tính cách nếu chúng ta biết phải làm như thế nào. Nếu bạn có thể tạo ra hai quyết định thì đây là phương pháp.
Hình dung bạn đang có một thang đo nằm ngang (trục hoành trong toán học), Phía bên trái là người kém về khả năng quyết đoán. Ở phía bên phải là người quyết đoán. Vì thế khi bạn gặp một người nào đó, hãy có một sự thăm dò và đoán người đó ở vị trí nào trên thang đo.
Thông thường, không quá khó khăn để đoán tính cách. Những người có ý kiến mạnh mẽ, những người muốn tổ chức mọi thứ, những người luôn muốn có những kết quả trực tiếp thường là người quyết đoán, họ thẳng thắn trong giao tiếp. Khuynh hướng trái ngược có lẽ là có một chút khép kín hơn, họ quan sát, không giảng giải, dẫn dắt bạn hay chen ngang vào khi bạn đang nói. Họ sẽ không làm khó bạn, thay vào đó họ sẽ tìm ra một cách khác được đồng thuận bởi cả hai.
Bây giờ, hãy tạo một thang đo thẳng đứng trong tâm trí bạn (trục tung trong toán học), trên đỉnh của thang đo là người rất có định hướng, một người phù hợp để tâm sựhọ ôn hòa với công ty của các đối thủ, họ quan tâm cảm xúc của người khác, họ luôn suy nghĩ những việc họ làm liệu có ảnh hưởng đến những người có liên quan hay không.
Số người đối lập còn lại ở dưới đáy thang đo thì quan tâm đến công việc, kết quả. Kết quả của công việc đối với họ mang tính then chốt, “Kết quả cuối cùng điều chỉnh phương tiện, công cụ”, “Chúng tôi sẽ chinh phục ngọn đồi, bạn có thể gần như kiệt sức trong quá trình đó, nhưng mục tiêu nhất định phải đạt được”. Vì vậy, khi gặp những người này bạn không có gì phải nghi ngờ về những con số, những mục tiêu, những hệ quả và kết quả. Bạn có thể đánh dấu vị trí của họ ở trên thang đo.
Vì thế, để kết hợp những mảng màu khác nhau, mảng màu xanh da trời nên nằm ở trên và bên phải, một người nào đó quyết đoán nhưng có định hướng tốt về mối quan hệ với con người. Thông thường, những người này là nhân viên bán hàng, diễn viên, nhân viên quan hệ công chúng, diễn giả. Mảng màu đỏ, ở phía dưới và bên phải, thường là những CEO hoặc những điều hành cấp cao. Mảng màu xanh lá, ở phía trên bên trái, thường là những nhân viên quản lý thư viện, người chăm sóc người khác, những người thuộc về đội nhóm. Mảng màu đen, nằm phía dưới bên trái, thường là kế toán, nhà khoa học, luật sư, kỹ sư. Nhớ rằng chúng ta có tất cả những mảng màu này ở những thời điểm nhất định, nhưng chúng ta có xu hướng thể hiện khuynh hướng ưu tiên hơn khi gặp áp lực.
Vấn đề là chúng ta không chỉ cần xác định rằng chúng ta đang vào một mảng màu nào khi gặp một người nào đó. Mà bên cạnh đó, chúng ta còn phải vận dụng hiệu quả trong mảng màu đó. Đối với nhóm màu đỏ, đừng lãng phí thời gian của họ với những câu chuyện phiếm, hãy vào thẳng vấn đề kinh doanh. Nói nhanh, thể hiện sự nhiệt huyết và năng lượng của bạn. “Đúng rồi, chúng ta hãy bắt tay vào kinh doanh, chúng ta nên làm điều này và làm ngay bây giờ. Đây là ba lý do tại sao điều này là tốt nhất để tiến hành…”.
Trong góc phần tư đối lập, mảng màu xanh lá, bạn phải giảm tốc độ nói lại và giảm cả âm lượng nói, giảm năng lượng trong giọng nói của bạn để làm nó nhẹ nhàng và không mang tính đe dọa. Thư thả uống trà, chậm rãi nói về “Ý tưởng này sẽ thật sự tốt cho động lực của nhóm và cảm nhận của những người ở đây vì…”.
Trong mảng màu xanh, chúng ta tập trung vào việc chiến thắng với tư cách là một nhóm và chúng ta quan tâm: “Ý tưởng mới này sẽ khiến chúng ta vươn lên vị trí dẫn đầu, chúng ta bằng mọi cách sẽ đạt được vị trí cao nhất, sau đó chúng ta sẽ cùng ăn mừng!”
Trong mảng màu đen, chúng ta tốt hơn là nên nói về những điểm chi tiết hơn, và tốt hơn là đưa ra được bằng chứng cụ thể. “Năm nghiên cứu thị trường có uy tín từ năm 1985, mỗi nghiên cứu cách nhau khoảng 5 năm, trong tất cả 15 thị trường chủ yếu, đều đồng nhất chỉ ra một tỷ lệ trung bình 12.35% được đảm nhận bởi top 9.29% của những người tiêu dùng giàu có, họ kiếm được trung bình $892,525 mỗi năm”.
Nếu chúng ta có thể xác định được “mảng màu” họ ưu tiên hơn, chúng ta sẽ thành công với cả bốn khuynh hướng tính cách. Đó là một kết quả tốt cho việc kết hợp các mảng màu với nhau. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ trở nên linh hoạt, nhạy cảm và giao tiếp tốt hơn. Những điều đạt được sẽ rất đáng kể, bởi vì hãy nhớ rằng, khi bạn tìm được sự đồng cảm với bốn khuynh hướng tính cách của khách hàng chắc chắn bạn có thể giành được một trong bốn người đang là khách hàng của các đối thủ cạnh tranh.
Các chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng có thể chuyển đổi tính cách theo ý muốn của họ không? Phần lớn những nhân viên bán hàng đều có một khuynh hướng, một phương pháp tiếp cận, và tự hỏi tại sao họ không thể kết nối với quá nhiều khách hàng của họ. Một khi họ được chỉ dạy theo quan điểm này, họ nhanh chóng nhận ra họ đang ở trong một cuộc chiến. Sự hiểu biết là tốt, nhưng nếu chúng ta không áp dụng được thì không có điều gì thay đổi. Nếu bạn đang là người Huấn luyện đội ngũ bán hàng, hãy thử huấn luyện họ ứng dụng cách này để gắn kết cả bốn nhóm màu tính cách của khách hàng và kiểm tra xem sự gia tăng bất ngờ trong hiệu quả kinh doanh.

Tác giả : Dr. Greg Story – Chủ tịch, Dale Carnegie Nhật Bản
Chuyển dịch bởi Trường Doanh Nhân Đắc Nhân Tâm – Dale Carnegie Vietnam

Anh/chị hãy thực hiện bài “Trắc nghiệm khuynh hướng tính cách” bằng cách truy cập vào đường link này,  và làm theo hướng dẫn Để khám phá “mảng màu” tính cách của chính mình, và có một cái nhìn chi tiết hơn về những thế mạnh, điểm cần hoàn thiện, yếu tố động viên và những thay đổi cần có để trở thành một người có thể phát huy hết những tiềm năng trong vai trò Lãnh đạo/Quản Lý.
pq2 716x320

- Copyright © HungTruongVFX - Blogger Templates - Facebook HungtruongVFX - Designed by Nguyen Hung Truong -